Thứ Năm, Tháng Năm 2, 2024
Google search engine
Trang chủXuất khẩu lao độngĐào tạo cho trên 30 nghìn người lao động có tay nghề

Đào tạo cho trên 30 nghìn người lao động có tay nghề

Sáng 29.3, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả hoạt động năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024 các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Ông Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam - phát biểu kết luận tại Hội nghị. Ảnh: Thành NhânÔng Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam – phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Thành Nhân

Sau khi sắp xếp và tổ chức lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Tổng LĐLĐ Việt Nam có 18 cơ sở, trong đó, có 3 Trường Cao đẳng, 12 Trường Trung cấp và 3 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Hiện nay, đang hoàn thiện phương án hợp nhất 2 đơn vị cơ sở gồm: Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Nghiệp vụ Tôn Đức Thắng, Trường Trung cấp Công đoàn TP Hồ Chí Minh thành Trường Trung cấp giáo dục nghề nghiệp TP Hồ Chí Minh.

Trung tâm Sát hạch Đào tạo Lái xe trực thuộc Trường Cao đẳng Đồng Khởi (Tổng LĐLĐ Việt Nam) nơi đào tạo các lái xe. Ảnh: Thành NhânĐào tạo lái xe tại Trung tâm Sát hạch Đào tạo Lái xe, Trường Cao đẳng Đồng Khởi (trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam). Ảnh: Thành Nhân

Trong năm 2023, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tổ chức Công đoàn đã tranh thủ được sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp quản lý; phát huy lợi thế về vị trí, địa điểm được đặt tại trung tâm các tỉnh, thành phố, đã tổ chức đào tạo nghề cho trên 30 nghìn người lao động có tay nghề góp phần xây dựng giai cấp công nhân đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh đó, việc tổ chức dạy nghề và tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên và người lao động của tổ chức Công đoàn đã đóng góp tích cực vào việc ổn định thị trường lao động trong nước và xuất khẩu lao động.

Nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã đổi mới công tác tuyển sinh, đa dạng các loại hình đào tạo và cơ cấu ngành nghề hợp lý đáp ứng được nhu cầu của xã hội, tổ chức đào tạo nghề theo địa chỉ. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên, học sinh ra trường có việc làm và có thu nhập ổn định.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nêu những khó khăn trong hoạt động tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp như: thiếu chỉ tiêu giao biên chế cho đội ngũ giáo viên, giảng viên, nguồn lực để đầu tư mua sắm trang thiết bị để dạy học…

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Thành NhânQuang cảnh Hội nghị. Ảnh: Thành Nhân

Phát biểu kết luận tại hội nghị, ông Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam yêu cầu Ban Chính sách – Pháp luật (Tổng LĐLĐ Việt Nam) tổng hợp các kiến nghị, khó khăn của các đơn vị để Tổng LĐLĐ Việt Nam làm việc với các cơ quan có liên quan nhằm giải quyết khó khăn từng vấn đề cho các đơn vị. Đồng thời, yêu cầu các Ban của Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp, tham mưu để giải quyết những khó khăn của các đơn vị.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đề nghị các đơn vị tiếp tục nâng động, linh hoạt và chủ động hơn nữa trong việc tháo gỡ khó khăn trong phạm vi thẩm quyền của mình.

RELATED ARTICLES

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments